Ngày hôm qua, chúng ta kết
thúc cuốn sách đầu tiên của các sách nói về lịch sử của dân
Ít-ra-en.
Trong đó, các sách từ Giô-suê cho đến Ét-the thuật lại những biến cố chính trong lịch sử của Ít-ra-en: chinh phục Ca-na-an (Giô-sê); hiệp ước với các kẻ thù (Thẩm phán); thiết lập vương quốc, kết thúc với việc đất nước bị chia rẽ (1 và 2 Sa-mu-en cho đến 2 Sử biên niên); bị bắt và trở về từ nơi lưu đày (Ét-ra cho đến Ét-te).
Trong đó, các sách từ Giô-suê cho đến Ét-the thuật lại những biến cố chính trong lịch sử của Ít-ra-en: chinh phục Ca-na-an (Giô-sê); hiệp ước với các kẻ thù (Thẩm phán); thiết lập vương quốc, kết thúc với việc đất nước bị chia rẽ (1 và 2 Sa-mu-en cho đến 2 Sử biên niên); bị bắt và trở về từ nơi lưu đày (Ét-ra cho đến Ét-te).
Ít-ra-en ngập trong tội thờ
ngẫu tượng, và những sách này thuật lại việc đất nước bị suy đồi cả
trong đời sống thiêng liêng và chính trị bởi vì dân chúng đã quay lưng
với Thiên Chúa và Lời Ngài. Ngang qua lịch sử hỗn loạn, Thiên Chúa
vẫn trung thành với dân Ngài, gửi đến các ngôn sứ để kêu gọi họ
hoán cải và giúp họ trong những lúc khó khăn. Nhưng dân chúng vẫn
quay lưng với Thiên Chúa để thờ những ngẫu tượng tàn bạo, và Đức
Chúa cuối cùng phải trừng phạt họ và gửi họ đi lưu đày. Thiên Chúa
gìn giữ dân Ngài, vì thế Ngài sai Đấng Cứu Độ và hoàn giao ước với Áp-ra-ham đó là qua Ít-ra-en mà mọi quốc gia khác được chúc lành.
Hệ thống chính trị thay đổi,
với những phương thế chiến tranh và ngoại giao quốc tế, nhưng bản
chất con người thì không thay đổi như vào thời của Giô-sê, Đa-vít,
So-lô-môn, và Ê-dê-ki-en. Khi đọc lịch sử của Ít-ra-en, bạn sẽ khám
phá ra ý nghĩa của lịch sử trong thời hiện đại: “đức công chính đem
lại cường thịnh đất nước, còn tội lỗi gây nhục nhằn cho dân” (Cn
14:34).
Hình ảnh của một tôi trung của Thiên
Chúa được phác họa rất chi tiết nơi con người của Giô-suê giúp chúng
ta có được một hình ảnh rất sống động về một người theo Chúa và
để Thiên Chúa sử dụng mình để thực hiện những điều lớn lao cho dân
Chúa. Đâu là những câu chuyện, những
cách hành xử, những câu nói… của Giô-suê làm đánh động bạn ?
Trong sách Giô-suê này, hai chủ đề quan trọng đi suốt cả cuốn sách là cuộc
chinh phục vùng đất mới, và một sự dấn thân đòi buộc để có thể
thực hiện sứ mạng này. Trước hết phải hiểu chinh phục mang ý
nghĩa là tín thác nơi quyền năng Thiên Chúa chứ không phải do sức
riêng của mình. Tuy nhiên, có bao
nhiêu người trong chúng ta tin tưởng vào Thiên Chúa để thực hiện những
điều mà chúng ta không thể làm được ? Nếu gặp khó khăn hay không
thoải mái, hầu như chúng ta không kiên nhẫn để xem xét lại. Giống như
Giô-suê bước vào đất hứa, ông đã tín thác vào quyền năng Thiên Chúa thay
vì tin tưởng vào sức mạnh của quân đội Do thái. (3:9-17; 6:20-21).
Khi chúng ta đi chinh phục, nhưng nếu chúng ta phớt lờ sự hướng dẫn của Thiên
Chúa, chúng ta sẽ rơi
vào những khó khăn. Nếu chúng ta nỗ lực thi hành công việc của Thiên
Chúa theo cách riêng của mình, hay bằng sức riêng của mình, chúng ta cũng sẽ thất bại, câu chuyện A-khan là một bài học (7:10-12). Mặt khác,
nếu chúng ta theo kế hoạch của Ngài, những điều như phép lạ sẽ xảy
ra, giống như Thiên Chúa đã chiến đấu cho dân (10:11-14).
Bạn
có ước mơ nào đó để chinh phục ? Đó không phải là thắng trong một
chương trình trò chơi trên truyền hình, hay cố gắng để được ghi vào
sách lục Guinness, nhưng làm những điều lớn lao cho Thiên Chúa. Thiên Chúa ước ao
để dùng mỗi người chúng ta trong những công trình lớn lao của Ngài
cho Nước Chúa !
Để có thể làm những cuộc chinh
phục, đòi hỏi một sự dấn thân. Chúng ta cần phải có sự dấn thân cho
Thiên Chúa trong sự nỗ lực phục vụ Ngài.
Dấn thân có nghĩa là sẵn sàng thay
đổi cách sống của mình để tuân phục Thiên Chúa. Đôi khi Thiên Chúa
gọi chúng ta làm những điều không hề dễ dàng đó là sẵn sàng bước
ra khỏi môi trường tiện nghi của mình.
Dấn thân phải được xây bằng cách
thức sử dụng những sự vật nhắc nhở chúng ta trong cuộc sống. Khi
Ít-ra-en vượt qua sông Gio-đan họ đã dựng những hòn đá để nhắc nhở
họ về quyền năng Thiên Chúa (4:1-7). Một nửa các chi tộc dựng nên một
bàn thờ để nhắc họ về việc thờ phượng Ngài (22:26-27). Nếu chúng ta
đang thực hiện một cuộc dấn thân để chinh phục, điều này nhắc nhở
chúng ta về cách sống của mình.
Dấn thân phải được lập lại để canh tân đời sống của chúng ta (8:28-35; 24:14-27). Chúng ta cũng phải thường xuyên nhìn lại cuộc sống
của mình vì tội lỗi ảnh hưởng trên cách sống của mình cách âm thầm
nhưng chúng ta không nhận ra được (24:23). Đâu là phần không nên có trong cuộc sống của bạn hiện nay,
điều mà bạn muốn loại bỏ ?
Chúng ta cần phải là một dân tộc
có những ước mơ lớn lao cho Thiên Chúa. Ước ao để nước Chúa trị đến,
ước ao về một Giáo hội có những ảnh hưởng qua những thừa tác vụ
phục vụ của mình cho dân Chúa và cho con người. Chúng ta cần một tinh
thần chinh phục. Chúng ta cần một ước mơ lớn lao về những gì Thiên
Chúa có thể thực hiện. Chúng ta cần có một lòng can đảm thực sự
để cho Thiên Chúa biến những điều đó thành sự thật. Chúng ta cần có
thái độ trong sáng đủ để Thiên Chúa chúc lành cho cuộc sống của
chúng ta. Đâu là những lời mời gọi
dấn thân mà Thiên Đàng ngỏ lời với bạn ? Đâu là những mục tiêu mà
Thiên Chúa mời gọi bạn chinh phục ?
Dù có những khó khăn trong việc
vào trang blog trong thời gian gần đây, chúng tôi đã cố gắng để có
thể đi vào một trang khác dễ dàng hơn để chúng ta có thể chia sẻ
những tâm tình của mình được Chúa đánh động cho anh, chị em trong đoàn
hành hương. Tuy nhiên, chắc việc chuyển nhà còn nhiều bỡ ngỡ với
nhiều người nên thời gian qua chúng ta ít được đọc những tâm tình
chia sẻ của quý anh chị em. Bên cạnh đó, chúng ta thấy có nhiều tâm
tình hiệp ý dâng lời cầu nguyện, xin chúng ta cùng hiệp ý trong
những tâm tình này, để cùng nhau chúng ta bước vào đất hứa trong tư
cách là một tập thể như dân Ít-ra-en xưa đã đi vào dưới sự lãnh đạo
của Giô-suê, ngày nay chúng ta có Đức
Kitô đang là lãnh đạo đích thực của mình.
Kính chúc các ACE bước vào chặng đường tiếp
theo của lịch sử cứu độ thật sốt sắng và thánh thiện.
Quý mến,
HHTLC.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Kính mời quý ACE chia sẻ cảm nhận hoặc nêu thắc mắc ở đây. Xin cám ơn.
HHTLC