Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

CHƯƠNG 8 - Thư 1 Gửi Tín Hữu Cô-rin-tô

 2. Vấn Ðề Thịt Cúng 
Nguyên tắc
(1) Vấn đề thịt cúng, đã rõ là tất cả chúng ta đều hiểu biết. Sự hiểu biết đó sinh lòng kiêu ngạo, còn lòng bác ái thì xây dựng. (2) Ai tưởng mình hiểu biết điều gì, thì chưa hẳn là đã hiểu biết như phải hiểu biết. (3) Ai yêu mến Thiên Chúa, thì được Nguòi biết đến. (4) Vậy, về việc ăn thịt cúng, chúng ta biết rằng ngẫu tượng chẳng là gì trên thế gian, và cũng chẳng có thần nào ngoài Thiên Chúa độc nhất. (5) Thật thế, mặc dầu người ta cho là có những thần ở trên trời hay dưới đất, quả thực, thần cũng lắm mà chúa cũng nhiều, (6) nhưng đối với chúng ta, chỉ có một Thiên Chúa là Cha, Ðấng tạo thành vạn vật và là cùng đích của chúng ta; và cũng chỉ có một Chúa là Ðức Giêsu Kitô, nhờ Người mà vạn vật được tạo thành, và nhờ Người mà chúng ta được hiện hữu.
Xét theo đức ái
(7) Nhưng không phải mọi người đều hiểu biết như vậy đâu! Có một số người từ trước đến nay đã quen thờ ngẫu tượng, nên khi ăn các thức ấy thì cứ tưởng làm như vậy là ăn của cúng; và lương tâm yếu đuối của họ đã ra ô uế. (8) Không phải của ăn làm cho chúng ta được gần Thiên Chúa. Không ăn những thứ đó, chúng ta chẳng thiệt; mà có ăn, cũng chẳng lợi gì. (9) Nhưng hãy coi chừng kẻo sự tự do của anh em nên dịp cho những người yếu đuối sa ngã. (10) Thật vậy, nếu có ai thấy bạn là người hiểu biết mà lại ngồi dự tiệc trong đền trong miếu, thì lương tâm của người yếu đuối ấy lại chẳng dựa vào đó mà ăn của cúng sao? (11) thế là sự hiểu biết của bạn làm hư mất một người yếu đuối, một người anh em mà Ðức Kitô đã chịu chết để cứu chuộc! (12) Như vậy, phạm đến anh em và làm thương tổn lương tâm yếu đuối của họ là phạm đến Ðức Kitô! (13) Vì thế, nếu của ăn mà làm cớ cho anh em tôi sa ngã, thì tôi sẽ không bao giờ ăn thịt nữa, để khỏi làm cớ cho anh em tôi sa ngã.
CHIA SẺ
 Cuộc sống bị điều khiển bởi lương tâm. Lương tâm là một thẩm phán bên trong đòi hỏi chúng ta làm điều ngay thật và kết án chúng ta vì làm điều sai (Rm 2:14-15). Nếu chúng ta phạm tội ngược lại với lương tâm, chúng ta làm một sự tổn hại nghiêm trọng bên trong con người mình. Khi lương tâm lên tiếng, thường bạn phản ứng như thế nào?
Lương tâm được nên mạnh mẽ nhờ sự hiểu biết. Khi chúng ta lớn lên trong sự hiểu biết thiêng liêng, một lương tâm yếu kém trở nên mạnh mẽ hơn, và chúng ta nhậ.n thức ngày càng rõ hơn sự tự do của chúng ta trong Đức Ki-tô. Những người tín hữu có lương tâm yếu kém không nên giải quyết vấn đề một cách phóng khoáng, và những người tín hữu có lương tâm mạnh mẽ đừng bao giờ áp đặt cách thức của mình cho người khác. Đâu là cách thức bạn học hỏi để trau dồi cho lương tâm của mình? Và những điều đó có củng cố cho đời sống đức tin của bạn?
Kiến thức phải quân bình bởi đức ái. Một sự hiểu biết trong đời sống thiêng liêng có thể là một vũ khí để làm tổn thương hay là một dụng cụ để xây dựng cho người khác. Nếu kiến thức của bạn thổi bùng bạn lên, nó sẽ xé nát người khác xuống. Đức ái biết khi nào và cách thức để làm cho người khác sinh lợi mà không thỏa hiệp với sự thật. Hãy đọc lại thư Roma chương 14-15.  Kiến thức là sự tự hào về những gì mình biết được. Khôn ngoan là sự khiệm hạ rằng mình chẳng biết bao nhiêu. Có khi nào kiến thức làm cho bạn giải quyết vấn đề một cách chính xác, nhưng điều đó cũng làm cho bạn bị mất đi những mối tương quan, và mất đi cơ hội để giúp đỡ người khác?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Kính mời quý ACE chia sẻ cảm nhận hoặc nêu thắc mắc ở đây. Xin cám ơn.
HHTLC